Tin tức & Sự kiện
news & event
29 01 / 2013

Xu hướng Data Center theo mô hình Cloud

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm dữ liệu theo chuẩn Điện toán Đám mây đang là một xu hướng bởi đảm bảo các tính năng cần thiết cho một sự ổn định bao gồm hiệu suất hoạt động, độ tin cậy, ổn định và khả năng mở rộng linh hoạt.

Trung tâm dữ liệu (Data Center) là nơi tập trung các hệ thống như: nguồn, lưu trữ và các ứng dụng cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của trung tâm dữ liệu chính là trung tâm của kiến trúc hệ thống CNTT, nơi mà truyền tải tất cả các dữ liệu, thông tin phục vụ kinh doanh. Sự phát triển của xu hướng tập trung hóa và ảo hóa các nguồn lực tại Data Center yêu cầu một nền tảng mạng có khả năng đảm bảo an ninh, an toàn, đảm bảo tính kiên cường, và có khả năng mở rộng cao cho Data Center.
 
Cơ sở hạ tầng mạng là một kết cấu cung cấp truy cập an toàn cho người dùng đầu cuối tới các dịch vụ của Data Center, và là cơ sở hạ tầng cho việc phát triển, kết nối, và tập trung các thành phần chia sẻ của Data Center khi cần, bao gồm các ứng dụng, các hệ thống máy chủ, các thiết bị, và các hệ thống lưu trữ.
 
Một hệ thống mạng Data Center được xây dựng và lập kế hoạch tốt cung cấp khả năng bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu và dịch vụ, tối ưu hóa các ứng dụng về mặt hiệu năng và độ sẵn sàng, cho phép đáp ứng một cách nhanh chóng những yêu cầu thay đổi về mặt thị trường, về mức độ ưu tiên trong kinh doanh, và về sự phát triển công nghệ.
 
Đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe này, kiến trúc mạng HP FlexNetwork của HP đã đưa ra nền tảng định hướng cho các doanh nghiệp nhằm phát triển một hệ thống mạng thông tin thông minh (IIN - Intelligent Information Network), cho phép tối ưu hóa các ứng dụng, các nguồn lực và các quy trình kinh doanh.
 
Kiến trúc mạng HP FlexNetwork của HP dựa trên một nguyên tắc cơ bản, đó là bằng việc đầu tư một cách đúng đắn vào hệ thống mạng, một doanh nghiệp có thể tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự vững vàng và ổn định trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí và cải thiện mối liên kết, hiệu chỉnh giữa hệ thống Công nghệ thông tin với mức độ ưu tiên của công việc kinh doanh. Điều này hoàn toàn đúng và hết sức rõ ràng đối với Data Center.
 
Kiến trúc mạng Data Center của HP (HP FlexFabric Architect), là một phần nằm trong kiến trúc chung của kiến trúc HP FlexNetwork, cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tập trung hóa, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh, đồng thời cho phép hỗ trợ các kiến trúc và công nghệ đang phát triển như kiến trúc định hướng dịch vụ, công nghệ ảo hóa, công nghệ tính toán theo yêu cầu (On-demand Computing), với phương thức tiếp cận theo dạng kiến trúc cho cho phép các nhà quản trị Data Center thực hiện việc xây dựng, triển khai các công nghệ phần mềm, các công nghệ lưu trữ và các công nghệ tính toán một cách linh động, mềm dẻo sao cho cho phù hợp nhất và hỗ trợ tốt nhất các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp mình.
 
Bằng việc đề xuất các kiến trúc tham chiếu đã được kiểm nghiệm và công nhận, những mô hình thiết kế thực tế đã được chứng minh, và những mẫu cấu hình chung cũng như cấu hình dành riêng, HP giúp các nhà quản trị Công nghệ thông tin tiếp cận với mô hình kiến trúc Data Center với sự rủi ro ít nhất, giảm thiểu thời gian và chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
 
Kiến trúc mạng Data Center của HP (HP FlexFabric Architect) cung cấp nền tảng có khả năng mở rộng, cho phép các Data Center có thể áp dung và triển khai các công nghệ và hệ thống truyền thống cũng như các công nghệ và hệ thống mới, đang phát triển mạnh như Virtualization, Cloud Computing. Các tiêu chí công nghệ chính đó bao gồm:

Ảo hóa hạ tầng mạng cho các máy chủ dịch vụ

Tập trung các công nghệ và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu ảo hóa hạ tầng mạng cho các máy chủ dịch vụ như vNetwork Distributed Switch (VDS), Distributed Virtual Uplinks (dvUplinks), Virtual Ethernet Bridge (VEB), Single Root I/O Virtualization (SR-IOV), Virtual Ethernet Port Aggregator (VEPA)...
data-center-1.jpg
Ví dụ mô tả phương thức hoạt động của VEB Virtual Ethernet Bridge (VEB) hỗ trợ cho việc ảo hóa hạ tầng
mạng cho các máy chủ dịch vụ.
Với việc sử dụng các công nghệ ở trên cho phép ứng dụng công nghệ ảo hóa vào các phần cứng vật lý mới không chỉ đơn thuần là các máy chủ vật lý dạng đơn lẻ như trước mà còn có thể ứng dụng vào máy chủ dạng phiến (Blade Server) hiện đang được phát triển rất mạnh vì mang lại rất nhiều các ưu điểm về tiết kiệm không gian, tiết kiệm năng lượng cũng như tiết kiệm công sức quản trị vận hành.
 
Các công nghệ này cũng đưa ra những yêu cầu thay đổi về kiến trúc của hệ thống mạng trong các Trung tâm dữ liệu nhằm nâng cao hiệu năng, giảm thiểu độ trễ, dễ dàng mở rộng và dễ dàng trong quản trị và vận hành:
data-center-2.jpg
Mô hình so sánh kiến trúc hệ thống mạng truyền thống cho Trung Tâm Dữ Liệu với kiến trúc mới
phục vụ cho hệ thống ảo hóa ứng dụng dịch vụ.

Bảo mật trong môi trường ảo hóa

Tập trung các công nghệ và giải pháp nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ các máy chủ dịch vụ cũng như các luồng traffic luân chuyển giữa các máy chủ dịch vụ ảo trong cùng một máy chủ vật lý và giữa các máy chủ dịch vụ này trên các máy chủ vật lý khác nhau như HP TippingPoint Secure Virtualization Framework.
data-center-3.jpg
Mô hình mô tả giải pháp hệ thống phòng chống tấn công cho môi trường ảo hóa HP TippingPoint Virtualization Framework.


Quản trị trong môi trường ảo hóa

Tập trung các công cụ và giải pháp nhằm mang lại khả năng quản trị hệ thống một cách hiệu quả trong môi trường ảo hóa như HP IMC, Virtual Connect Enterprise Manager, Insight Control, Insight Dynamics... Đơn cử như công cụ quản trị như HP Intelligent Management Center (IMC) cung cấp khả năng quản trị được hơn 2700 thiết bị từ 30 nhà sản xuất khác nhau cho phép tổng hợp các thông tin của toàn hệ thống hạ tầng, cung cấp các thông tin hữu ích về các ứng dụng quan trọng nhằm giúp nhà quản trị có được một cái nhìn toàn cảnh về yêu cầu của hệ thống ứng dụng hiện tại và hoạch định các chiến lược tối ưu hóa, nâng cấp hệ thống để đáp ứng các nhu cầu trong tương lai.
data-center-4.jpg
Mô hình mô tả một trong những tính năng của HP IMC là Network Traffic Analyzer (NTA) trong việc thống kê hiện trạng sử dụng băng thông trong toàn hệ thống.

Xây dựng hạ tầng mạng hội tụ

Tập trung các công nghệ và sản phẩm nhằm tối ưu hạ tầng vật lý giảm thiểu sự phức tạp của hệ thống Cabling, nhiều loại card khác nhau như ethernet, FC ...
data-center-5.jpg
Mô hình ứng dụng hạ tầng hội tụ với kiến trúc truyền thống sử dụng Rack Server cho đến Blade và Blade có sử dụng FCoE giúp hệ thống đơn giản hơn, tiết kiệm không gian, tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí đầu tư.
 
 
Với việc ứng dụng các công nghệ mới hiện nay từ FCoE, DCB, CEE... cộng thêm với những hệ thống phần cứng mới như Blade System và Virtual Connect cho phép hội tụ các kết nối Ethernet, FC truyền thống trong một kết nối duy nhất giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như đơn giản bớt hệ thống mạng trong quản trị và vận hành.
data-center-6.jpg
Xu hướng ứng dụng các công nghệ vào hạ tầng hội tụ trong hiện tại và tương lai gần.
 
Kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP bao phủ một phạm vi rộng lớn từ Server, Storage, Networking, Security cho đến Management Software giúp mang lại một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hệ thống với việc kết hợp rất nhiều các công nghệ ở các mảng khác nhau để hình thành nên một hệ thống đồng nhất.
data-center-7.jpg
Mô hình tổng quan về kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP tôi ưu cho Cloud Computing.
 
Nguồn: Nhịp Sống Số